Cài đặt phần mềm là một trong những việc không thể thiếu khi mình dùng máy tinh. Đặc biệt là khi bạn mới cài Windows hay mua máy tính mới. Sẽ có rất nhiều phần mềm cần cài. Điều này có thể khiến bạn bối rối khi chưa biết cài cái nào trước để đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Do đó, bài viết “Những phần mềm cần thiết sau khi cài đặt Windows” ra đời.
Đây có thể là xem danh sách phần mềm không thể thiếu mà bạn cần cài đặt để sử dụng máy tính cơ bản. Những ứng dụng này cũng có thể áp dụng đới với các hệ điều hành Windows cũ như Windows 7, 8.1. Chứ không chỉ riêng Windows 10 nhé.
Bản thân Windows cũng được Microsoft tích hợp sẵn nhiều phần mềm cần thiết cho một máy tính cơ bản. Do đó trong danh sách này ngoài việc đề cập đến các phần mềm bên thứ ba. Một số phần mệm tiện ích của Windows cũng được đề cập đến.
Nào vào vấn đề chính thôi.
Những phần mềm cần thiết sau khi cài đặt Windows
1.Phần mềm diệt Virus
An toàn dữ liệu cho chiếc máy tính của mình nên được đặt lên hàng đầu. Đây chắc chắn là phần mềm cần thiết nhất cho máy tính khi mới cài Windows rồi.
Trên Windows 10, nếu như bạn không thích sử dụng phần mềm diệt Virus có sẵn là Windows Defender. Bạn có thể tham kham một số phần mềm anti virus miễn phí và có phí bản quyền như:
2.Trình duyệt Web
Đã là những phần mềm cần thiết cho máy tính mới hay cũ thì không thể nào thiếu trình duyệt Web. Internet là một kho tàng kiến thức mà dường như ngày nào mình cũng phải sử dụng trình duyệt để duyệt Web tìm kiếm thông tin.
Ngoài sự lựa chọn là trình duyệt Microsoft Edge được tích hợp sẵn trên Windows 10. Sẽ không thể thiếu những trình duyệt phổ biến nhất hiện nay cho Windows như:
Gợi ý: Hướng dẫn thêm chế độ ban đêm trên trình duyệt Chrome, Cốc Cốc và FireFox.
3. Bộ gõ tiếng Việt
Mặc dù trên Windows 10 thường tích hợp gói ngôn ngữ bàn phím gõ tiếng Việt. Nhưng đối với nhiều người, việc sử dụng các bộ gõ bên ngoài vẫn tiện lợi hơn khi gõ tiếng Việt. Nếu là người Việt Nam thì chắc chắn đây là phần mềm cần thiết sau khi cài đặt Windows rồi.
Bạn có thể tham khảo bộ gõ dấu tiếng Việt phổ biến hiện nay:
4. Phần mềm hỗ trợ download (tùy chọn)
Những phần mềm hỗ trợ download thường giúp bạn cải thiện tốc độ download, hỗ trợ tạm dừng, tải tiếp,.. Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người mà phần mềm này có cần thiết hay không. Do đó mình thêm yếu tố tùy chọn phía sau để bạn chọn lựa.
Nếu bạn là người hay download dữ liệu dung lượng cao từ Internet. Bạn có thể tham khảo phần mềm IDM (Internet Download Manager).
5. Phần mềm nén và giải nén file
Các tài nguyên được chia sẻ trên Internet thường được nén lại để giảm dung lượng dữ liệu. Khi tải về các tài nguyên này bạn cần phải có các chương trình giải nén để sử dụng chúng.
Mặc dù trên Windows thường tích hợp sẵn trình nén/giải nén file zip. Nhưng bạn nên sử dụng các phần mềm nén/giải nén bên thứ ba. Bởi không phải chỉ có duy nhất một định dạng nén. Có thể bạn sẽ gặp phải nhiều định dạng khác như: rar, 7z, taz, gz, bzip2, gzip, tbz, bz2,..
Hãy tham khảo 2 phần mềm nén và giải nén file nổi tiếng hiện nay là 7-zip (free) và WinRAR (có bản quyền).
Gợi ý: Cách đặt mật khẩu cho file nén trên Windows và Ubuntu.
6. Phần mềm văn phòng
Khi nhắc tới bộ phần mềm ứng dụng văn phòng chắc có lẽ ai cũng biết đến người anh em với Windows đó là Microsoft Office. Nếu không đưa nó vào danh sách phần mềm cần thiết sau khi cài đặt Windows thì đây là một thiếu sót lớn.
Tham khảo: Cách tải file ISO Office chính gốc từ Microsoft.
Ngoài ra, nếu bạn không dùng Microsoft Office. Bạn sẽ cũng có thể thay thế với một bộ ứng dụng khác như WPS Office. Nó cũng có cách ứng dụng với các tính năng cơ bản tương tự như Word, Excel hay Power Point của Microsoft.
Gợi ý: 3 cách sử dụng Microsoft Office miễn phí.
7. Phần mềm đọc file pdf
Thật tuyệt vời khi Windows luôn biết quan tâm người dùng của mình đến từng chi tiết nhỏ. Nếu bạn không quan tâm đến việc chỉnh sửa file pdf thì Microsoft Edge sẽ đáp ứng được bạn. Đây là một trình duyệt mặc định trên Windows 10. Nhưng bạn vẫn có thể dùng nó để đọc file pdf nữa đấy.
Bởi nó là trình duyệt nên bạn sẽ không có đầy đủ tính năng như một trình xem pdf chuyên nghiệp. Vì vậy, hãy cân nhắc lựa chon cho mình một số phần mềm đọc file pdf như: Foxit Reader hay Adobe Reader.
Xem thêm: Cách cài đặt Foxit Reader trên Ubuntu.
8. Phần mềm đa phương tiện
Xem phim hay nghe nhạc là những nhu cầu không thể thiếu khi dùng máy tính. Để làm điều này bạn cần phải có các trình giải mã đa phương tiện. Lại một lần nữa bạn thấy Microsoft “thương” người dùng của mình đến nhường nào :). Khi tích hợp trong Windows một số trình đa phương tiện như Windows Media Player hay Groove Music.
Nếu bạn chỉ có nhu cầu giải trí cơ bản thì có thể không cần thiết phải cài đặt thêm phần mềm. Ngược lại, bạn có thể tham khảo một phần mềm khác là VLC Media Player. VLC là một trình đa phương tiện miễn phí hỗ trợ nhiều hệ điều hành từ Windows, Linux, Mac cho đến Android, iOS.
9. Phần mềm điều khiển máy tính từ xa
Các phần mềm điểu khiển từ xa giúp các KTV có thể điều khiển máy tính của bạn từ xa để khác phục sự cố. Do đó, chúng là phần mềm rất cần thiết khi mới cài đặt Windows.
Hãy cài đặt ngay Teamviewer hay UltraViewer để phòng ngừa bạn nhé.
10. Ứng dụng lưu trữ đám mây
Các dịch vụ lưu trữ đám mấy ngày càng được phát triển rộng rãi. Đây được xem là một phương pháp sao lưu dự phòng dữ liệu an toàn hơn so với các phương pháp truyền thống.
Hãy tham khảo những phần mềm sau để lựa chọn một nơi sao lưu dữ liệu cho mình nhé.
Lời kết:
Trên đây là danh sách những phần mềm cần thiết sau khi cài đặt Windows. Dĩ nhiên tùy theo nhu cầu của mỗi người mà sẽ cần thêm nhiều phần mềm cụ thể khác Danh sách này rất phù hợp với những người mới cài lại Windows hay vừa mua máy tính mới tham khảo. Giúp bạn không phải loay hoay không biết cài đặt những phần mềm nào là phù hợp nhất.
Theo bạn thì như nào ? Bạn thấy những phần mềm trên có đủ cơ bản cho một máy tính mới.? Nếu còn thiếu ứng dụng nào hãy góp ý giúp mình bằng cách để lại bình luận bên dưới nhé.
Nếu cảm thấy bài viết hữu ích. Hãy vote 5 sao để ủng hộ blog cũng như share với bạn bè của bạn nhá.