Top nguồn PC tốt nhất | Cách chọn nguồn máy tính (PSU) phù hợp

Chọn nguồn máy tính (hay PSU – Power Supply Unit) là bước tiếp theo để đảm bảo hệ thống của bạn hoạt động tốt hay không. Nguồn máy tính là nguồn sống của các linh kiện, là bộ phận quan trong ảnh hưởng đến độ bền cũng như hiệu năng, sự ổn định của chúng.

Việc chọn PSU không đủ, không chất lượng có thể bị hư hỏng bất ngờ. Làm ảnh hưởng đến các linh kiện khác và có thể hỏng luôn cả dàn PC của bạn.

Vì vậy, không phải cứ chọn mua bừa một bộ nguồn giá rẻ để cắm vào xài được là được. Bạn phải chú ý đến các thông số kỹ thuật của bộ nguồn, hiệu suất, dây dẫn, các loại…. mà trong bài viết này mình sẽ tìm hiểu về chúng.

Xem nhanh nguồn máy tính nào tốt nhất

Nguồn máy tính là gì?

Nguồn máy tính là bộ phận cung cấp điện cho các thành phần trong máy tính. Nó sẽ có nhiều dạng (form) hay nhiều kích thước, nhưng với máy tính cá nhân thông thường nó sẽ có dạng khối như hình, hay còn gọi là nguồn ATX.

Chuẩn nguồn ATX là một một tiêu chuẩn phổ biến nhất hiện nay cho máy tính cá nhân. Bất kể bạn mua nguồn hãng nào hay công suất bao nhiêu. Chỉ cần là nguồn chuẩn ATX đều sẽ có kích cỡ tương đương nhau để lắp vừa vào vỏ case tương ứng.

Bộ nguồn bên trong sẽ là một mạch điện tử có chức năng biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều cung cấp cho các linh kiện máy tính thông qua các dây nối. Cùng với quạt tản nhiệt cho bo mạch.

Và khi muốn chọn nguồn máy tính phù hợp, công suất là sẽ thông số rất quan trọng. Nó cũng là lưu ý đầu tiên bạn nên nắm:

Chọn nguồn công suất đủ đến hơn

Công suất của nguồn máy tính là một đại lượng thể hiện năng lượng mà bộ nguồn có thể cung cấp được cho các linh kiện, có đơn vị là Watt (W). Đây là thông số kỹ thuật bắt buộc bạn phải tính toán kỹ để chọn được nguồn máy tính phù hợp.

Bộ nguồn có công suất càng cao thì càng có thể cung cấp nhiều năng lượng cho các linh kiện trong PC. Đồng thời giá của nó cũng càng cao.

Giá trị công suất sẽ được in trên vỏ hay ở trang thông tin của sản phẩm, nhưng bạn nên lưu ý. Hãy chỉ nhìn vào thông số Continuous Power, đây là công suất ổn định hay hiểu là công suất thực của bộ nguồn. Tức bộ nguồn sẽ cung cấp một công suất hoạt động ổn định ở giá trị này.

Continuous Power – công suất ổn định trên website sản phẩm

Không nên nhìn vào thông số Peak Power – công suất cực đại. Đây là giá trị lớn nhất mà nó cung cấp được trong một khoảng thời gian ngắn mà thôi. Kiểu như lâu lâu “lên đỉnh” một lần không phải công suất ổn định, không tốt cho PC của mình.

Những trường hợp vì để quảng cáo tốt hơn, có nhà sản suất thường in Peak Power chứ không phải Continuous Power. Vậy nên khi chọn nguồn, tốt nhất là nên xem kỹ thông số công suất ở trang web sản phẩm.

Cách tính công suất nguồn máy tính

Để biết được công suất nguồn cần mua bao nhiêu là đủ, bạn cần biết các linh kiện trong máy sẽ sử dụng bao nhiêu năng lượng.

Thông thường, cách tính công suất bộ nguồn nhanh là bạn lấy giá trị TDP CPU + TDP GPU + thêm khoảng 150-200W là ổn. Tùy theo trường hợp bạn có sử dụng nhiều quạt, tản nhiệt, trang trí nhiều đèn led, ép xung (OC) hay nhiều thứ linh tinh khác thì có thể cộng thêm nhiều hơn.

Hoặc bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ tính công suất nguồn trên một số website như:

Đây là 2 website mình cảm thấy được cập nhật linh kiện mới rất thường xuyên. Cách sử dụng cũng không quá phức tạp. Với trang web thứ nhất, sau khi truy cập vào, bạn hãy chọn tab Basic. Và chọn các linh kiện mà bạn sẽ dùng.

Cách tính công suất nguồn máy tính
Cách tính công suất nguồn máy tính

Trong đó:

  • Motherboard: chọn Desktop vì mình build pc cho người dùng bình thường.
  • CPU: chọn số lượng và nhập tên CPU bạn dùng.
  • Memory: chọn số lượng và loại, dung lượng RAM bạn dùng.
  • Video card: chọn thương hiệu (brand), số lượng lượng card đồ họa, nếu dùng có dùng SLI hay Crossfire thì bạn tích vào.
  • Storage: chọn loại ổ cứng (SSD/HDD), dung lượng ổ. Nếu dùng HDD thì bạn chọn số vòng quay tương ứng (RPM).
  • Optical Drive: chọn số lượng ổ đĩa quang bạn dùng.
  • Monitor: màn hình, dùng để tính lượng điện tiêu thụ của cả PC chứ không phải nguồn nên bạn có thể bỏ qua.
  • Computer Utilization Time: chọn lượng thời gian bạn sử dụng máy tính trong ngày. Thông tin này giúp tính công suất nguồn tốt hơn.
  • Gaming..: có thể bỏ qua.

Sau cùng click chọn Calculate để website tính toán và gợi ý công suất bộ nguồn thích hợp cho bạn.

Như hình, công suất nguồn tính được là khoảng 325W, và công suất khuyến khích là 375W (nên mua nguồn thấp nhất từ số này trở lên). Tốt nhất bạn nên lấy số Recommended cộng thêm 50W – 150W+ nữa là đẹp luôn.

Cách tính công suất nguồn máy tính
Chọn nguồn máy tính phù hợp

Với trang web của MSI cũng tương tự, giao diện tiếng Việt nên cũng khá đơn giản. Bạn có thể thử sau.

Một số câu hỏi về công suất nguồn máy tính

1. Mua nguồn máy tính công suất dư quá lớn có làm tốn điện?

Đây là câu hỏi thường gặp ở người mới bắt đầu. Điều này thì không chính xác. Mà phụ thuộc vào việc các thành phần trong máy tính của bạn cần công suất bao nhiêu để làm việc.

Ví dụ, các linh kiện trong máy của bạn cần một công suất 300W, bạn dùng một nguồn 600W và nghĩ nó sẽ tiêu tốn từ 600W. Nhưng không phải vậy, các linh kiện cần bao nhiêu thì nguồn sẽ cung cấp bấy nhiêu thôi. Cần 300W thì nguồn sẽ cung cấp 300W. Cho dùng bạn dùng PSU 1000W thì cũng vậy.

2. Tại sao nên mua nguồn có công suất dư?

Theo nhiều lời khuyên, chúng ta nên chọn công suất nguồn lớn hơn nhu cầu, ngoài việc có ích cho nâng cấp máy tính trong tương lai. Điều này còn giúp giữ bộ nguồn hoạt động ổn định, an toàn cho cả hệ thống PC.

Vì nếu chọn một nguồn có công suất vừa đủ, nó buộc phải luôn chạy hết 100% của nó để cung cấp đủ công suất cần. Thời gian dài sẽ không tốt cho các linh kiện của bộ nguồn.
Vì thế tốt nhất nên chọn công suất nguồn mà khi chạy khoảng 50-80% khả năng của nó là cung cấp đủ công suất cần thiết.

Chọn dây nguồn máy tính

PSU sẽ có các dây cắm để cung cấp điện cho các linh kiện trong PC. Mỗi linh kiện sẽ cần các đầu dây khác nhau và mỗi đầu dây sẽ có số chân (pin) khác nhau, cơ bản như:

  • Dây nguồn CPU 4/8 pin (hay gọi là dây ATX)
  • Dây nguồn mainboard (20/24 pin)
  • Dây nguồn VGA (dây PCIE 6 – 8 pin)
  • Dây nguồn ổ cứng (dây SATA)
  • Dây nguồn 12V cho quạt, LED (dây Peripheral, dây ATA)
  • Dây Floppy (đĩa mềm) hiện không còn sử dụng.
Các đàu dây nguồn máy tính
Các đàu dây nguồn máy tính
Hướng dẫn chọn nguồn máy tính (PSU)

Một bộ nguồn máy tính cơ bản thì hầu như sẽ đủ các dây này, chỉ khác về số lượng. Bạn chỉ cần xem cụ thể mỗi dây bao nhiêu pin (dây CPU, VGA, main) và bao nhiêu dây nguồn ổ cứng (nếu bạn dùng nhiều ổ).

Chọn nguồn máy tính loại phù hợp

Cũng như mainboard, nguồn máy tính của có nhiều kích cỡ khác nhau. Như đã nói, phổ biến nhất với người dùng bình thường là nguồn ATX.

Nguồn ATX hiện nay thì có một số tùy chỉnh về cách thiết kế dây cắm. Và bạn sẽ gặp 3 loại:

  • Non-modular: là loại thường gặp nhất, giá rẻ nhất, các đường dây cấp nguồn sẽ được hàn dính liền vào bo mạch trong bộ nguồn.
  • Full-modular: các đường dây sẽ rời và được thiết kế các lỗ cắm vào bộ nguồn. Khi cần dùng dây nào thì cắm dây đó.
  • Semi-modular: loại kết hợp 2 loại trên. Những dây chủ yếu như dây nguồn main, dây CPU, VGA sẽ được hàn, còn các dây phụ sẽ là dạng cáp rời.

Mỗi loại có cái hay riêng của nó. Loại Non-modular sẽ giúp tiết kiệm chi phí, Full-modular thì giúp dây gọn gàng hơn. Tùy theo nhu cầu của mình mà bạn chọn loại thích hợp.

Chuẩn 80 Plus là gì?

Bản chất của nguồn máy tính là chuyển đổi nguồn điện xoay chiều (AC) bạn sử dụng hằng ngày thành nguồn điện một chiều (DC) cung cấp cho các linh kiện điện tử trong máy tính.

Nhưng cuộc sống mà, không có gì hoàn hảo :). Bộ nguồn cũng thế. Trong quá trình chuyển đổi nó sẽ bị thất thoát năng lượng hay bị chuyển đổi dang nhiệt năng chẳng hạn.

Do đó chuẩn 80 Plus ra đời. 80 Plus nghĩa là hiệu suất chuyển đổi từ nguồn AC sang DC sẽ đạt được ít nhất 80% . Hiệu suất càng cao thì càng giúp bạn tiết kiệm điện.

Ví dụ, nguồn có công suất chuyển đổi được là 400W (DC), hiệu suất 80%. Theo cách tính phổ thông tức nó sẽ tiêu tốn nguồn điện AC của bạn khoảng 500W. Hiệu suất càng cao thì tiêu tốn càng ít hơn, tiết kiệm điện hơn.

Chuẩn 80 Plus của nguồn
Biểu tượng 80 Plus sẽ được in trên vỏ

Phân cấp các chuẩn 80 Plus với hiệu suất là:

  • 80 Plus White: 80%
  • 80 Plus Bronze: 82-85%
  • 80 Plus Silver: 85-89%
  • 80 Plus Gold: 88-92%
  • 80 Plus Platinum: 89-94%
  • 80 Plus Titanium: 90-96%

Các bộ nguồn có chứng nhận 80 Plus thường có giá cao hơn bình thường một chút. Với người dùng bình thường chọn PSU 80 Plus Gold, Silver trở xuống là quá đủ rồi.

Nên mua nguồn có chuẩn 80 Plus để an tâm hơn, White hay Bronze cũng được. Ngoài tiết kiệm điện, nó còn giúp bạn tin tưởng hơn về chất lượng các linh kiện bên trong. Vì để đạt được tiêu chuẩn này, các linh kiện cũng phải có một chất lượng nhất định.

Nên mua nguồn máy tính hãng nào tốt

Về thương hiệu nguồn máy tính, có khá nhiều hãng từ phổ thông đến cao cấp. Cũng có những bộ nguồn thuộc dạng trôi nổi (No name – thương hiệu không rõ ràng). Hãy tránh xa nó ra vì sự an toàn cho cả bộ PC của mình.

Theo Ranker.com – một website xếp hạng dựa trên đánh giá của người dùng. Đây là top hãng nguồn máy tính được ưa thích nhất hiện nay.

Top hãng nguồn máy tính được yêu thích – Ranker.com

Ở Việt Nam không phải hãng nào trong đó cũng có, nhưng vẫn sẽ có một số hãng tốt, phổ biến mà bạn nên chọn mua như:

1.Nguồn máy tính Seasonic

Seasonic là một hãng sản xuất nguồn từ Trung Quốc khá lâu đời, bắt đầu từ những năm 1980. Hầu như tất cả nguồn của Seasonic đều có được chứng nhận 80 Plus nên chất lượng không hề kém.

Xem thêm nguồn Seasonic

2. Nguồn máy tính Corsair

Corsair có trụ trở ở Mỹ chuyên sản xuất các phần cứng máy tính như bộ nguồn, tản nhiệt CPU, GPU, vỏ case máy tính, gaming gear,..

Xem thêm nguồn Corsair

3. Nguồn máy tính Cooler Master

Một thương hiệu quen thuộc với các loại tản nhiệt cho CPU. Cooler Master cũng sản xuất nguồn và vỏ case PC.

Xem thêm nguồn Cooler Master

4. Nguồn máy tính Antec

Sản xuất nguồn máy tính và vỏ case là các sản phẩm chính của thương hiệu từ Đài Loan này. Ngoài ra Antec cũng có quạt hay tản nhiệt CPU. Nhưng nổi bật nhất vẫn là PSU và case.

Xem thêm nguồn Antec

5. Nguồn máy tính FSP

FSP là một thương hiệu sản xuất nguồn PC của Đài Loan. Hãng cũng cung cấp các loại case và bộ lưu điện UPS. Hầu như các bộ PSU của FSP đều đạt chất lượng chuẩn 80 Plus.

> Xem thêm nguồn FSP

Và một số thương hiệu khác như Thermaltake, Acbel, Xigmatek (Đài Loan),..

Top nguồn máy tính tốt đáng mua

1. Nguồn Seasonic S12III-650

Nguồn Seasonic S12III-650
Nguồn Seasonic S12III-650

S12III-650 từ Seasonic cung cấp cho bạn mức công suất 650W vả đạt chuẩn 80 Plus Bronze. Phù hợp cho các dàn PC từ trung cập đến cận cao cấp.

Về dây nguồn, S12III-650 trang bị đầy đủ các đường dây cơ bản và đến 6 dây SATA. Thích hợp cho những ai sử dụng nhiều ổ cứng lưu trữ.

Số lượng dây nguồn và độ dài

Theo f14lab.com – một website chuyên đánh giá nguồn PC. Seasonic có hiệu suất hoạt động và độ ổn định điện áp cao. Dòng điện dao động cực nhỏ và hoạt động êm.

Đặc biệt là thời gian bảo hành đến 5 năm sẽ cho mình một sự tin tưởng nhất đến với bộ nguồn này.

Ưu điểmNhược điểm
+ Hiệu suất, ổn định cao– Thiết kế dây loại non-modular
+ Nhiều dây nguồn SATA, bọc lưới toàn bộ
+ Bảo hành 5 năm
Mua ngay

2. Nguồn Antec VP500PC

Nguồn Antec VP500PC
Nguồn Antec VP500PC

500W là công suất mà Antec VP500PC cung cấp được. Đây là giá trị tương đối phổ biến với nhiều đối tượng người dùng. Từ chơi game cơ bản đến tầm trung.

Chuẩn 80 Plus White mà bộ nguồn có được tuy là hiệu suất thấp nhất trong 80 Plus. Nhưng vẫn tạo cho mình sự tin tưởng hơn so với những sản phẩm khác không đạt 80 Plus. Cùng với đó là thương hiệu Antec cũng không hề nhỏ về tuổi đời (thành lập 1986).

Ngoài các dây nguồn cơ bản, VP500PC có 4 dây nguồn SATA. Một số lượng tương đổi ổn.

Ưu điểmNhược điểm
+ Bảo vệ quá tải và điện áp cao*– Dây nguồn không được bọc lưới
+ Quạt hoạt động êm*

(*) Theo pctekreviews.com đánh giá.

Mua ngay

3. Nguồn Corsair VS series

Nguồn Corsair VS series (550)
Nguồn Corsair VS series (550)

VS là series nguồn máy tính phổ biến từ thương hiệu Corsair. Dòng VS này gồm VS450/550/650 tương ứng với các mức công suất ổn định là 450W, 550W và 650W.

Dù là giá trị công suất bao nhiêu thì chúng đều đạt chuẩn 80 Plus White cho hiệu suất chuyển đổi điện năng từ 80%.

Tùy theo phiên bản bạn lựa chọn, mức công suất khác nhau nên số lượng dây kết nối sẽ khác đôi chút. Cụ thể, các dây nguồn cần thiết như nguồn CPU, mainboard, 2 dây nguồn VGA đều như nhau, chỉ khác ở bản VS650 có đến 7 dây SATA so với 6 dây của VS450 và VS550.

Ưu điểmNhược điểm
+Hiệu suất khá tốt-Giá hơi cao so với các sản phầm cùng loại
+Nhiều phân khúc để lựa chọn
+Dây được bọc lưới

Mua ngay nguồn Corsair VS450 – 450W:

Phong Vũ Tiki Shopee

Mua ngay nguồn Corsair VS550 – 550W:

Phong Vũ Tiki Shopee

Mua ngay nguồn Corsair VS650 – 650W:

Phong Vũ Tiki

4. Nguồn Cooler Master MWE 400

 Nguồn Cooler Master MWE 400
Nguồn Cooler Master MWE 400

Cooler Master MWE 400 được thiết kế mức công suất là 400W. Đáp ứng cho các nhu cầu hơi game cơ bản là chủ yếu. Nguồn cũng đạt chuẩn 80 Plus White cho hiệu suất khá.

Do công suất chỉ 400W nên không thể đồi hỏi 2 dây nguồn VGA được, nhưng 1 dây là phù hợp nhất với công suất này. Bộ nguồn cũng có 6 dây SATA cho những nhu cầu dùng nhiều ổ cứng.

Mua ngay

#Lời kết

Trên đây là những kinh nghiệm để chọn nguồn máy tính tốt. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ tìm được hãng nguồn máy tính nào tốt cho mình.

Và đừng quên tính toán kỹ công suất nguồn cần thiết cho hiện tại và cả nâng cấp trong tương lai. Đảm bảo chọn nguồn máy tính có thương hiệu và đủ dây cấp cho các linh kiện nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *