Cách chọn Mainboard máy tính phù hợp | Build PC cơ bản

Tiếp tục Series kiến thức tự build PC cơ bản, thành phần tiếp theo sẽ là mainboard máy tính. Mainboard hay Motherboard, bo mạch chủ là một bảng mạch điện tử tinh vi có có trách nhiệm gắn kết các linh kiện trong một hệ thống máy tính như CPU, RAM, VGA, ổ cứng,.. để có thể hoạt động.

Chọn mua mainboard hay bất kỳ thành phần nào khác trong máy tính chúng ta đều phải quan tâm đến thông số kỹ thuật của chúng. Trong bài viết này, Góc Info sẽ giới thiệu với bạn những thông số main quan trọng và cơ bản nhất.

Chọn mainboard máy tính phù hợp CPU

Socket CPU

Đã được đề cập đến trong bài viết về CPU, Socket CPU là nợi tiếp xúc giữa CPU và mainboard hay có thể hiểu socket là đế cắm cho CPU trên mainboard. CPU và main phải cùng loại socket thì mới có thể kết nối được.

Cách chọn mua CPU máy tính phù hợp main qua Socket
Socket CPU

Nếu bạn đã chọn được CPU thì có thể dựa vào thông số socket của CPU để chọn bo mạch chủ hoặc ngược lại. Ví dụ như CPU AMD Ryzen 5 3400G có socket là AM4 thì chọn mua main có socket AM4 tương ứng.

Chipset

Chipset là một chip có nhiệm vụ kết nối, truyền tải dữ liệu giữa các linh kiện, thiết bị ngoại vi với CPU. Thông thường, chipset là gọi chung của chip Cầu Bắc (North Bridge) và chip Cầu Nam (South Brigde).

Chip North Bridge chịu trách nhiệm kết nối các bộ phận tốc đô cao như CPU, GPU, RAM. Còn chip South Brigde kết nối các thành phần tốc độ thấp như ổ cứng, USB, chuột, bàn phím,..

Với các bo mạch chủ đời mới, chip Cầu Bắc thường được lược bỏ đi và cho các thành phần tốc độ cao đó giao tiếp trực tiếp với CPU luôn. Giúp tăng hiệu suất hệ thống khi bớt phải đi qua thiết bị trung gian.

Chipset mainboard
Sơ đồ chipset Intel

Chipset thường do các hãng CPU (Intel, AMD) giao cho các hãng làm mainboard. Nên trong tên gọi của các dòng main sẽ có tên của chipset. Ví dụ: Mainboard ASUS ROG Strix Z390-F Gaming. Trong đó Z390 là tên của chipset 300 series do Intel thiết kế.

Tùy theo loại chipset sẽ hỗ trợ một số tính năng đặc biệt, nhiều cổng kết nối SATA, USB, lane PCIe,.. Nên giá của mainboard sẽ ảnh hưởng bởi chipset.

Danh sách chipset

Và đây là tên các dòng chipset mới thông dụng hiện nay:

ChipsetIntelAMDGhi chú
Dòng phổ thôngH310A320Nhu cầu cơ bản
Thích hợp với CPU Pentium, Core i3 – Athlon, Ryzen 3
Dòng trung cấpB360, B365B350, B450Thích hợp CPU Core i3, i5 – Ryzen 3, 5
Dòng cao cấpZ370, Z390
X299
X470, X570
X399, TRX40
Thích hợp CPU Core i7, i9, Core X – Ryzen 7, 9, Threadripper

Chọn bo mạch chủ có đủ các khe mở rộng

Các khe mở rộng mình nhắc đến ở đây chính là các cổng PCIe và các khe cắm RAM (DIMM slot) trên mainboard. Cổng PCIe là một chuẩn kết nối giúp gắn kết các thành phần mở rộng như card đồ họa, card mạng, card âm thanh,.. với bo mạch chủ.

Các khe cắm mở rộng trên mainboard
Các khe cắm mở rộng trên mainboard (khung màu vàng)

PCIe cũng có nhiều kích cỡ khác nhau lớn dần như X1, X2, X4, X8. X16,.. Kích cỡ càng lớn càng có nhiều chân kết nối, càng có băng thông dữ liệu cao.

Các kích cỡ khe PCIe trên mainboard
Các kích cỡ khe PCIe trên mainboard

Và thường dùng với tùy mục đích như: khe PCIe X1 dùng cho card mạng, WiFi, card âm thanh. PCIe X4 thường dùng cho SSD, PCIe X16 thì thích hợp dùng cho card đồ họa,.. Bạn nên cân nhắc mình sẽ dùng những gì và số lượng bao nhiêu tiện thể cho sau này nâng cấp.

Với các khe RAM cũng vậy, bạn nên biết mình sẽ dùng bao nhiêu GB, dùng bao nhiêu khe RAM. Về channel RAM, hầu hết các bo mạch chủ hiện nay đều hỗ trợ Dual channel. Những board cao cấp thì thì có thể hỗ trợ Tripple channel (ít gặp), Quad channel.

Các cổng kết nối, I/O

Số lượng các cổng kết nối, I/O cũng là một thông số quan trọng trong việc chọn mainboard build PC. Các cổng kết nối chủ yếu trên mainboard là:

  • Cổng SATA, khe M.2: cổng kết nối với ổ cứng
  • Các cổng USB
  • Các cổng Audio: nếu mainboard có tích hợp bộ giải mã âm thanh
  • Cổng kết nối mạng: cổng LAN
  • Các cổng xuất hình ảnh: D-sub (VGA), HDMI, DVI, DisplayPort
Các cổng kết nối trên mainboard
Các cổng kết nối trên mainboard

Các mainboard từ phổ thông đến cao cấp đều có đầy đủ các cổng kết nối cơ bản nên bạn không phải lo. Main càng “xịn xò” thì càng nhiều cổng hay ho hơn.

Chọn kích cỡ mainboard (Form Factor)

Form factor hay kích cỡ của bo mạch chủ cũng là một thông số bạn nên quan tâm khi chọn mua main.

Mainboard có các chuẩn kích cỡ được qui ước chung. Và các hãng làm mainboard cũng sẽ sản xuất theo những kích cỡ này (có chênh lệch đôi chút) để phù hợp với vỏ Case và việc lắp ráp máy tính.

Các mainboard kích cỡ càng lớn thì có thêm nhiều thành phần bổ sung (tích hợp WiFi, Led RGB,..) hay nhiều khe PCIe, nhiều khe RAM, nhiều cổng kết nối ngoại vi,..

Có nhiều chuẩn kích cỡ main nhưng phổ biến vẫn là main form ATX với 4 kích cỡ sau:

  • Extended-ATX (E-ATX): Rất lớn
  • ATX: lớn
  • Micro-ATX (M-ATX): vừa
  • Mini-ITX: nhỏ
Các kích cỡ mainboard chuẩn ATX
Các kích cỡ mainboard chuẩn ATX

Trong đó, ATX và M-ATX là 2 kích thước bo mạch chủ phổ biến nhất.

Nên mua mainboard hãng nào

Hãng sản xuất mainboard hiện cũng khá nhiều, những thương hiệu nổi tiếng bạn có thể chọn tham khảo như:

#Lời kết

Tuy mainboard không ảnh hưởng nhiều đến hiệu năng của cỗ máy tính. Nhưng việc chọn mainboard máy tính phù hợp để tương thích và hài hòa giữa các linh kiện khác cũng là vấn đề đáng bận tâm. Hãy lưu ý những thông số kỹ thuật này để mua một bo mạch chủ đúng nhu cầu nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *