Ở bài viết trước đó, Góc Info có giới thiệu đến bạn cách cài nhiều hệ điều hành Windows trên cùng máy tính. Khi đó bạn sẽ có được nhiều Windows song song nhau. Nếu bạn cảm thấy không muốn dùng như thế nữa. Bài viết này sẽ giúp bạn xóa bớt hệ điều hành khi cài song song nhiều Windows. Và lấy lại dung lượng ổ cứng.
Gợi ý:
- Xóa Ubuntu khi cài song song Windows.
- Cách thêm ứng dụng vào menu chuột phải Windows 10.
- Khởi động máy tính từ xa qua mạng LAN.
Xóa bớt hệ điều hành khi cài song song nhiều Windows
Cách đơn giản nhất để xóa bớt một hệ điều hành Windows khi cài song song mà không cần dùng phần mềm bên thứ ba là dùng tiện ích có sẵn trong Windows (10/8.1/7).
Trước tiên bạn cần khởi động máy tính vào hệ điều hành mà bạn muốn giữ lại sử dụng.
Nhấn tổ hợp phím Windows + R => nhập “msconfig“.
Trong cửa sổ System Configuration chọn Tab Boot. Tại đây sẽ hiển thị danh sách các hệ điều hành Windows được cài trên máy tính của bạn.
Bạn sẽ cần lưu ý hệ điều hành có chữ “Current OS” phía sau. Đây là Windows mà bạn đang sử dụng. Và bạn sẽ không thể xóa nó.
Bây giờ, chọn vào các hệ điều hành khác mà bạn muốn xóa. Chọn Delete.
Ở đây mình sẽ xóa bớt hệ điều hành Windows 8.1 ở ổ E và Windows 10 ở ổ G. Chọn lần lượt từng mục và Delete nó đi. => Click Ok để lưu lại các thiết lập. => chọn Restart later để khởi động máy tính lại sau.
Đến đây thì việc xóa hệ điều hành khi cài song song gần xong rồi. Bạn cần xóa bỏ những phân vùng chứa Windows đó đi.
Xóa bỏ phân vùng Windows để lấy lại dung lượng ổ cứng
Trước khi làm việc này bạn nên vào phân vùng chứa hệ điều hành Windows cần xóa sao lưu lại những dữ liệu cần thiết nhé. Vì format ổ đãi dĩ nhiên sẽ xóa hết dữ liệu của nó.
Do phía trên mình đã xóa 2 bản Windows nằm ở ổ E và G. Nên bây giờ mình sẽ định dạng lại 2 phân vùng ổ đĩa này để lấy lại dung lượng ổ cứng.
Hãy nhấn Windows + X => chọn Disk management và tìm kiếm phân vùng hệ điều hành Windows mà bạn cần xóa.
Click phải chuột vào phân vùng cần định dạng => bạn chọn format
=> chọn tiếp Ok khi có hộp thoại yêu cầu để định dạng lại phân vùng và lấy lại dung lương ổ cứng.
Tương tự, nếu bạn cài nhiều hơn 2 hệ điều hành Windows song song thì tìm đúng các phân vùng chứa Windows cần xóa và định dạng nó đi nhé. Các phân vùng khác không liên quan bạn cứ kệ nó đi tránh xóa nhầm dữ liệu hoặc ảnh hưởng Windows đang dùng.
Trường hợp bạn không xóa được những phân vùng này bằng Disk management thì có thể download Mini Tool Partition free về sử dụng. Hoặc dùng nó trong USB WinPE để định dạng phân vùng. Cách sử dụng Mini Tool Partition bạn có thể tham khảo ở đây nếu chưa rõ.
Lời kết
Như vậy mình đã xóa bớt hệ điều hành Windows khi cài song song nhiều phiên bản thành công. Nếu gặp lỗi hoặc thắc mắc chỗ nào hãy để lại phản hồi cho mình biết nhé.
Nếu thấy bài viết hữu ích hãy vote 5 sao tiếp ủng hộ tinh thần bài viết bạn nha.
Bạn ơi cho mình hỏi máy mình trước đây xài win 7, sau đó cài song song win 10 và 8.1. Giờ mình xóa win 7 và 8.1 rồi, lúc tìm phân vùng chứa 2 win đó để xóa thì chỉ thấy phân vùng chứa 8.1 còn phân vùng win 7 thì không nhận biết được.
Ngoài phân vùng win 10 và win 8.1 thì chỉ còn các ổ C,D,F mà D,F toàn chứa file tài liệu thôi nên không biết phải ổ C không bạn?
Rất hay
Rất hay. Nhưng cho mình hỏi máy mình trước đây xài win 7, sau đó cài thêm song song win 8.1 và 10. Giờ mình xóa win 7 và 8.1 đi rồi, khi tìm phân vùng chứa 2 win đó để xóa thì chỉ thấy phân vùng win 8.1 còn win 7 mình không nhận biết được là ổ đĩa nào.
Vì ngoài phân vùng win 10, win 8.1 thì chỉ còn các ổ C,D,F mà ổ D,F chỉ toàn để lưu tài liệu thôi nên không biết phải ổ C không, mắc công xóa rồi bị lỗi nữa. Bạn có thể giúp mình không?
nếu máy bạn cài win 7 đầu tiên thì có thể phân vùng ổ C là của Win 7. Ở cửa sổ System configuration như trong bài viết bạn có thể xem hđh nào với phân vùng nào mà.
Cảm ơn bạn. Để mình thử xem sao
Cho mình hỏi: máy mình cài win 10 – 64 bit, sau đó cài win 7 – 32 bit trên cùng ổ C (không format). Hiện giờ khởi động chỉ thấy win 7, trong ổ C có thư mục Windows và Windows.old
Giờ mình muốn khởi động bằng win 10 có cách nào không, hay win 10 bị hư rồi.
Thank you
Hiện tại mình không test được nên bạn có thể tham khảo bài viết này.
Nếu có thời gian mình nghĩ bạn nên cài lại Windows 10 là tốt nhất.
Mình làm tới bước format thì nó ẩn mờ chữ “format” đi không cho fomat xử lí sao bạn?
Bạn tạo một USB Boot WinPE rồi vào Mini Windows mở MiniTool Partition ra xóa nhé.
2 hệ điều hành cài 2 ổ cứng khác nhau, đầu tiên cài ở ổ 1, sau đó mình cài thêm win ở ổ 2, nhưng khi mình rút ổ 2 ra thì khởi động không lên, bạn hướng dẫn thêm giúp mình được không?
Nếu bạn cài 2 Win song song theo hướng dẫn tại blog. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách này:
1. Trường hợp như bạn nói, rút ra không khởi động lên sẽ có màn hình xanh báo lỗi. Bạn chọn phím F9 để chọn khởi động vào hệ điều hành khác (hđh còn lại).
2. Nếu không có màn hình xanh như trên thì bạn lắp lại ổ để cho Windows khởi động bình thường (chọn hdh trên ổ cứng mà bạn sẽ giữ lại không tháo ra).
Tiếp theo (cho cả cách 1 và cách 2) bạn vào được Windows rồi thì tại hình số 2 trong bài. Bạn chọn hdh sẽ giữ lại => chọn Set as default. Bây giờ bạn có thể rút ổ cứng 2 mà vẫn khởi động lên bình thường.
Lưu ý: nếu rút ổ 2 ra rồi thì bạn nên xóa đường dẫn hdh của nó luôn đi tại hình số 2.