Linux #1: Các lệnh Terminal thông dụng trên Ubuntu phần 1

Terminal được xem là công cụ mà dường như ai dùng Linux đều phải sử dụng qua. Vậy Terminal là gì, nó có hay ho ? Trong bài viết này mình sẽ cùng tìm hiểu về Terminal cũng như các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục trên Terminal của các bản phân phối Linux như Ubuntu.

Gợi ý:

Terminal Linux là gì ?

Tương tự như Command Prompt trên Windows, Terminal là chương trình thông dịch dòng lệnh chạy trên các hệ điều hành nhân Linux. Terminal có nhiệm vụ thực thi các lệnh mà người dùng nhập vào.
Trên các hệ điều hành nhân Linux, đa số các công việc đều được thực hiện trên Terminal, do đó nó là một công cụ mạnh mẽ mà nhiều người yêu thích.

Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Làm thế nào để sử dụng Terminal ?

Trên các bản phân phối Linux nói chung, Ubuntu nói riêng, thông thường Terminal được ghim ở thanh Dock (Toolbar) hoặc bạn có thể tìm kiếm trong Dash với từ khóa Terminal.

Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Cấu trúc thư mục và đường dẫn trên Linux

Khi sử dụng Linux đặc biệt là khi làm việc với thư mục bạn cần phải biết về cấu trúc cây thư mục cũng như đường dẫn của chúng.
Khác với Windows, bộ nhớ trên Linux không phân chia thành các ổ đĩa (C,D,E,..) mà chỉ bắt đầu bằng một thư mục gốc có tên “/” (thư mục root). Cấu trúc cây thư mục trên Linux chuẩn thường có dạng như hình sau:
Source: Tecmint.com
Chi tiết hơn về ý nghĩa các thư mục trong Linux bạn có thể tham khảo ở đây.
Các bản phân phối Linux khác nhau thì các thư mục sẽ có đôi chút khác nhau, nhưng hầu hết đều tương tự như như trên.
Một khác biệt khác trong cấu trúc thư mục của Windows với Linux là đường dẫn. Trên Windows, ví dụ bạn có đường dẫn thự mục dạng:
D:\Thư mục\thư mục con\file
Trên Linux sẽ dùng ký hiệu “/” thay vì “\”, ví dụ đường dẫn bên trên trong Linux có dạng:
/Thư mục/thư mục con/file
Tên các tệp, thư mục cũng như các tham số, cú pháp lệnh Terminal cũng phân biệt chữ hoa chữa thường. Ví dụ trên Windows tệp test.txt và Test.txt là một thì trên Linux (Ubuntu) chúng là hai tệp hoàn toàn khác nhau.

Trong bài viết này, Gocinfo.com thực hiện các lệnh Terminal để thao tác với tệp và thư mục trên Ubuntu, các bản phân phối Linux khác cũng sẽ tương tự. Nếu có những lệnh nào chỉ có ở Ubuntu mình sẽ ghi chú lại.

Các lệnh Terminal thông dụng làm việc với file và thư mục Ubuntu

Lệnh pwd

pwd (viết tắt của Print Working Directory) được sử dụng để in ra ra đường dẫn thư mục bạn đang làm việc.
Như hình dưới đây, vị trí thư mục hiện tại của mình ở đường dẫn  /home/ngdat
Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Lệnh ls

Đây là lệnh Terminal mà nhường như ai cũng phải sử dụng qua. ls là lệnh cơ bản được sử dụng để liệt kê ra nội dung trong thự mục hiện hành.
Ví dụ:
Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục
Một số tham số với lệnh ls hay được sử dụng:
ls -a

Thêm tham số -a sẽ hiiện thị tất cả file và thư mục bao gồm cà file, thư mục ẩn. (file, thư mục ẩn thường có dấu chấm (‘.’) trước tên)

Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

ls -F

Liệt kê các file và thư mục nhưng phía sau thư mục sẽ có kí hiệu “/”, các tệp khác sẽ có kí hiệu *,=,>,@,|

Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Lệnh cd

cd (viết tắt của Change Direction) có nhiệm vụ thay đổi thư mục làm việc, chuyển đến thư mục này hoặc lùi lại cấp thư mục trước.
Ví dụ: Bạn đang ở vị trí /home/ngdat, muốn thay đổi sang thự muc Desktop (Desktop là 1 thư mục con trong thư mục ngdat), bạn gõ lệnh cd Desktop. Sau đó dùng lệnh pwd để xem đường dẫn.
Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục
Trường hợp ngược lại, bạn đang ở thư mục Desktop rồi, bây giờ bạn muốn chuyển đến thư mục cha của thư mục Desktop, hãy thử lệnh
cd ..

Nếu bạn muốn chuyển đến trước đó bao nhiêu cấp thư mục, hãy dùng:

cd ../../../

Với mỗi cặp ../ là lùi một cấp thư mục.

Tips: Nếu tên thư mục có khoảng trắng hay gõ tên nó trong dấu ” ” hoặc ‘ ‘ nhé.

Lệnh dir

Lệnh này cũng có tác dụng tương tự như lệnh ls phía trên. Nhưng dir chỉ liệt kệ thư mục, không liệt kệ các file khác.
Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

 

Xem thêm: Các lệnh thông dụng trên Commnad Line Windows

Tạo và xóa các file

touch là một lệnh trong Terminal dùng để thay đổi thời gian truy cập và sửa đổi file, nhưng nó cũng được dùng để tạo nhanh một file mới, với cú pháp như sau:
touch file1 file2 file3

Trong đó file1, file2, file3 là tên tệp bạn muốn tạo mới, các file được tạo thường là file văn bẳn dạng text rỗng.

Một lệnh khác cũng được dùng để tạo file text là lệnh cat, nhưng bạn sẽ được nhập dữ liệu vào file mới trực tiếp từ Terminal:

cat > tên_tệp

Để kết thúc việc nhập dữ liệu vào file bạn có thể nhấn tổ hợp phím Ctrl + D

Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Đã tạo mới được thì cũng xóa được, với cú pháp này bạn cũng sẽ biết cách xóa bỏ một hay nhiều tệp như thế nào

rm file1 file2 file3

Với rm là viết tắt của remove (loại bỏ), còn lại hãy thay thế file1, file2, file3 thành tên file bạn muốn xóa bỏ.

Lưu ý: Lệnh rm không thể hoàn tác được, do đó để tránh trường hợp xóa nhầm file bạn có thể thêm tham số -i để được thông bảo hỏi trước khi xóa, cú pháp:

rm -i tên_file

Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Lệnh cp

cp (viết tắt của copy), nghe tên bạn cũng có thể biết lệnh này được sử dụng để sao chép file cũng như thư mục mong muốn.
Sao chép tệp:
cp <tên_file_gốc> <tên_file_copy>

Sao chép tệp tin đến thư mục:

cp -r <file_gốc> <thư_muc/đường dẫn thư mục>

Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục

Copy thư mục đến thư mục:
cp <thư_mục> <thư_muc/đường_dẫn_thư_mục_lưu>

Lệnh mv

mv (là viết tắt của move), cũng tương tự như lệnh cp nhưng dùng để di chuyển file thư mục hoặc có thể dùng để đổi tên file.
mv file1 file2

Lệnh này có tác dụng di chuyển file1 đến file2, việc này cũng như đổi tên file1 thành file2 mà thôi.

mv <file> <thư_muc/đường_dẫn_thư_mục_lưu>

Cú pháp trên dùng để di chuyển file đến đường dẫn hoặc thư mục nhất định.

Tạo và xóa các thư mục

Nếu đã làm việc với thư mục thì không thể nào thiếu lệnh tạo thư mục mới hay xóa bỏ thư mục. Để tạo thêm một hoặc nhiều thư mục mới bạn hãy gõ lệnh:

mkdir thu_muc_1 thu_muc_2

Lệnh này khá đơn giản, trong đó mkdir là viết tắt của make directory (tạo thư mục), thư_muc_1, thư_muc_2 là tên những thư mục bạn muốn tạo mới.

Để xóa bỏ một hay nhiều thư mục, bạn có thể dùng:

rmdir thu_muc_1 thu_muc_2

Với rmdir là viết tắt của remove directory, còn thu_muc_1, thu_muc_2 là tên những thư mục bạn muốn xóa đi.

Lưu ý khi bạn xóa thư mục nào thì thư mục đó phải trống và bạn phải đang ở cùng vị trí với thư mục đó, nếu bạn đang ở trong thư mục cần xóa hoặc thư mục chứa tệp thì lệnh rmdir không thưc hiện được.

Xem, đọc têp trên Terminal

Để xem một tệp trên Terminal bạn có thể dùng lệnh more hoặc less với cấu trúc khá đơn giản:
more tên_tệp
less tên_tệp
Ví dụ mình tạo một tệp với “cat >” và dùng more để xem tệp tin
Terminal #1: Các lệnh thông dụng làm việc với file và thư mục
Ngoài ra bạn có thể dùng lệnh cat để xem tệp trên Terminal bằng cách gõ:
cat tên_tệp

3 lệnh trên có một điểm khác nhau ở cách hiển thị tệp khi xem, bạn có thể thử cả 3 lệnh và để lại bình luận cho mình biết chúng khác nhau như thế nào nhé.

Kết thúc phần 1:

Như vậy là mình vừa hoàn thành xong các lệnh Terminal cơ bản làm việc với file và thư mục trên Linux (Ubuntu). Đây có thể xem là các dòng lệnh mình nghĩ là hay được dùng nhất trên Terminal khi bạn dùng Linux cụ thể là Ubuntu. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn nào mới tìm hiểu và sử dụng Linux (Ubuntu).

Nếu thấy bài viết hữu ích đừng quên ghé thăm Gocinfo.com thường xuyên bạn nhé. Xem tiếp phần 2 các lệnh cơ bản trong Linux – Ubuntu về thông tin hệ thống.

Tham khảo Tecmint.

Xem thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *