Các lệnh cơ bản trong Linux – Ubuntu về thông tin hệ thống

Mặc dù các phiên bản gần đây của Ubuntu càng ngày càng thiết kế giao diện đồ họa thuận tiện nhằm dễ dàng sử dụng hơn với mọi người. Nhưng để học cách sử dụng Linux, bạn không thể nào không học cách sử dụng các lệnh cơ bản trong LInux – Ubuntu.

Bạn có thể đọc bài những lệnh Terminal thông dụng làm việc với file và thư mục trước đó nếu như bạn chưa biết gì về Terminal Ubuntu – Linux. Trong bài viết hôm nay, mình và bạn sẽ cùng tiếp tục học lệnh Linux với các lệnh cơ bản làm việc với hệ thống nhé.

Đọc thêm bài viết liên quan:

Những lệnh cơ bản trong Ubuntu – Linux

1. Lệnh xem giờ và ngày tháng trong Terminal

date
cal

Lệnh date là một lệnh phổ biến được sử dụng để hiển thị cho bạn xem chính xác thời gian hiện tai trong máy. Những thông tin trả về bao gồm nhiều cái như: thứ, ngày, tháng. năm, giờ, phút, giây và cả múi giờ hiện tại trong Terminal.

Còn lệnh cal sẽ hiển thị ngày tháng năm dưới dạng lịch dọc. Hoặc bạn cũng có thể dùng lệnh ncal để hiễn thị dạng lịch ngang.

2. Lệnh df – kiểm tra phân vùng, ổ đĩa

Lệnh df là viết tắt của disk filesystem. Lệnh df được sử dụng để hỉển thị không gian ổ đĩa, phân vùng của hệ thống tập tin trong Linux

Nhập ngay df vào Terminal (Ctrl + Alt + T) và nhấn enter. Lệnh sẽ hiển thị cho bạn xem tổng quát về dung lượng đĩa đã được sử dụng cũng như dung lượng còn lại, phần trăm (%) dung lượng được sử dụng, đường dẫn mount,..

Bạn có thể thấy đơn vị dung lương của các phân vùng khá là khó xem. Để dể dàng kiểm tra dung lượng đĩa hơn, bạn có thể thêm tùy chọn định dạng “con người có thể đọc được” (Human Readble) là -h vào df như sau:

df -h

Bây giờ, dung lượng ổ đĩa sẽ hiễn thị dưới dạng đơn vị Megabyte (MB) và Gigabyte (GB) đề mình dễ xem hơn rất nhiều.

Ngoài ra, bạn đừng quên lệnh df còn rất nhiều tùy chọn khác giúp bạn kiểm tra, xem thông tin ổ đĩa, hệ thống tập tin,.. Hãy sử dụng lệnh man df hoặc df –help trong terminal để xem thêm các tùy chọn khác nhé.

3. Lệnh du – kiểm tra dung lượng thư mục,tệp tin

Nếu như lệnh df chỉ giúp bạn kiểm tra dung lượng các phân vùng trong hệ thống tập tin. Thì với lệnh du này, bạn có thể kiểm tra chi tiết hơn về dung lượng của từng thư mục hay tệp tin trong Linux.

Cũng như lệnh df, bạn cũng sẽ có tùy chọn -h (human readable). Cho phép hiển thị kích thước thư muc dưới dạng đơn vị mà con người dễ đọc như Kilobyte (K), Megabye, Gigabyte.

Nếu bạn gõ trực tiếp lệnh du -h, nó sẽ hiện thị dung lượng các thư mục trong thư mực hiện hành. Do đó để xem dung lượng của một thư mục cụ thể, bạn có thể nhập:

du -h duong_dan

Với duong_dan là đường dẫn đến thư mục mà bạn cần kiểm tra dung lượng.

Bạn có thể kết hợp các tùy chọn -a (all file và thư mục), -s (file hoặc thư mục cụ thể),.. để hiển hiện theo cách mình muốn

du -sh duong_dan
du -ah duong_dan

Để kiểm tra dung lượng từng loại tệp tin cụ thể, ví dụ mình cần check dung lượng các file *.mp4 trong Videos. Mình dùng cd chuyển đến thư mục Videos (/home/gocinfo/Videos) và nhập lệnh:

du -sh *.mp4

Tương tự, nếu mình muốn duyệt xem kích thước các loại định dạng file khác trong thư mục mình có thể thay đổi. Ví dụ như .txt, .mp3, .pdf, .png,..

4. Lệnh free

Cũng là một trong các lệnh cơ bản trong Linux giúp kiểm tra các bộ nhớ của hệ thống. Nhưng khác với lệnh dfdu, lệnh free sẽ cho phép bạn xem các thông tin về bộ nhớ RAM trong hệ thống LInux.

Cụ thể, lệnh free cho phép bạn kiểm tra bộ nhớ RAM tổng cộng (total), RAM được sử dụng (used), RAM còn trống (free), RAM được chia sẻ (shared), RAM được sử dụng cho bộ đệm, cache,…

5. Lệnh who

Lệnh who được sử dụng để hiện thị về tài khoản người dùng hiện đang đăng nhập vào hệ thống.

Như hình của mình dưới đây, mình sử dụng máy tính cá nhân và chỉ có một tài khoản người dùng nên nó sẽ chỉ hiện thị một tài khoản hiện đăng nhập và thời gian mình đăng nhập.

Để tham khảo thêm nhiều tùy chọn cho lệnh who. Hãy sử dụng lệnh man who trong terminal để xem thêm nữa.

Xem thêm: Nếu chán Ubuntu, hãy tham khảo cách gỡ bỏ Ubuntu an toàn này.

6. Xem thông tin cấu hình máy tính và hệ thống

Có lẻ bạn đã biết, lệnh cat là một trong những lệnh cơ bản trong Linux thường được sử dụng để xem tập tin hay tạo tập tin mới.

Vì thế, bạn có thể dùng lệnh cat để xem thông tin máy tính bằng cách đọc một file thông tin cấu hình máy tính ở đường dẫn /proc/cpuinfo  bằng lệnh cat như sau:

cat /proc/cpuinfo

Chẳng hạn như thông tin con máy tính cùi của mình dưới đây.

Dĩ nhiên bạn cũng có thể dùng các lệnh đọc file khác như lệnh more chẳng hạn.

Bạn còn có thể xem thông tin về các bộ nhớ khác trong hệ thống bằng cách đọc file ở đường dẫn /proc/meminfo bằng lệnh cat hoặc more.

cat /proc/meminfo
more /proc/meminfo

Ngoài ra, để xem thông tin về nhân hệ điều hành hay phiên bản kernel, mình sử dụng lệnh uname với 2 tùy chọn là -a hoặc -r.

uname -a
uname -r

7. Lệnh tắt máy tính, khởi động lại

Khi mọi công việc đã hoàn tất, đã đến lúc phải nghỉ ngơi và tắt máy tính đi. Nếu đang mở Terminal, bạn có thể nhập ngay lệnh shutdown trong Terminal để tắt máy mà không cần phải dùng chuột. Trường hợp muốn khởi động lại máy tính, bạn cũng có thể sử dụng lệnh shutdown nhưng sẽ thêm tùy chọn -r (reboot) phía sau.

shutdown
shutdown -r

Nhưng thông thường các khi bạn sử dụng 2 lệnh trên, máy tính sẽ không tắt hay khởi động lại ngay mà đợi một tẹo nữa (1 phút sau). Để buộc máy tính tắt ngay hoặc khởi động lại ngay, bạn dùng lệnh:

shutdown now
shutdown -r now

 

Kết:

Như vậy, bạn và mình đã vừa học được các lệnh cơ bản trong Linux – Ubuntu về thông tin hệ thống rồi.

Không biết viết gì hơn, chúc bạn thành công. Nếu thấy hữu ích nhớ ủng hộ blog của mình nhé.

Tổng hợp – tham khảo TechLila, Tecmint

Gợi ý dành cho bạn:

5/5 - (2 bình chọn)

One thought on “Các lệnh cơ bản trong Linux – Ubuntu về thông tin hệ thống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *