Lựa chọn chuẩn định dạng cho USB, ổ cứng, thẻ nhớ phù hợp sẽ rất có ích cho bạn trong việc lưu trữ dữ liệu cũng như sử dụng bộ nhớ. Bài viết này sẽ giúp bạn trong việc định dạng cho một thiết bị lưu trữ theo đúng mục đích mà bạn sử dụng.
Gợi ý:
- Hướng dận tạo USB cài Windows 10 chính chủ Microsoft.
- Cách đật mật khẩu mã hóa USB không cần phần mềm.
Tìm hiểu chuẩn định dạng thiết bị lưu trữ
Chuẩn định dạng hay nói chính xác hơn là loại định dạng tập tin hệ thống (file system) là phần mềm hệ thống qui định cách truyền nhận dữ liệu, cách sao chép, xoá hay di chuyển các tệp tin trên thiết bị lưu trữ cụ thể như USB, ổ cứng rời hay thẻ nhớ.
Các loại định dạng tập tin hệ thống
Hiện nay có khá nhiều loại định dạng tệp tin hệ thống cho các thiết bị lưu trữ (USB, ổ cứng, thẻ nhớ,..), nhưng mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng, dưới đây là các loại định dạng phổ biến:
Định dạng FAT/FAT32
FAT32 là viết tắt của File Allocation Table 32. Đây là định dạng thường được format sẵn trong hầu hết các USB khi bạn mua. FAT32 là định dạng khá cũ nhưng có tính tương thích cao. Nó tương thích với các nền tảng phổ biến như Windows (FAT32 là tiêu chuẩn cho Windows trước NTFS), Mac, Linux, các máy chơi game, máy nghe nhạc hay TV,..
FAT32 có tính tương thích cao nhưng có nhiều nhược điểm như dung lượng tối đa của một phân vùng dưới 8TB, chỉ có thể copy hay di chuyển một tệp tin dung lượng dưới 4GB/lần. FAT32 cũng chậm hơn và kém an toàn hơn NTFS.
Xem thêm: Tạo USB boot thủ công cài Windows 10 chuẩn UEFI/Legacy.
Định dạng NTFS
–NTFS là viết tắt của New Technology File System. Hiện nay, NTFS là định dạng File System mặc định trên các máy tính Windows. Nó có nhiều ưu điểm như có thể hỗ trợ ghi và xử lý các tệp tin lớn, nhanh và an toàn hơn FAT32, khả năng kiểm soát truy cập tên tin,…
Nhược điểm của NTFS là khả năng tương thích với ít nền tảng, thiết bị. Cụ thể là trên Mac OS X, bạn chỉ có thể đọc và không thể ghi dữ liệu vào một ổ đĩa (USB, ổ cứng, thẻ nhớ,..) đang ở định dạng NTFS. Nếu muốn ghi dữ liệu bạn phải dùng công cụ hỗ trợ của bên thứ ba.
Trên Linux thì một số phiên bản có thể ghi nhưng một số cũng không hỗ trợ ghi. Một số nền tảng khác cũng không hỗ trợ trừ Xbox One của Microsoft.
Định dạng exFat
exFAT là phiên bản nâng cấp của FAT32, do đó nó cũng khắc phục được các nhược điểm của FAT32. Bạn có thể tự do copy, di chuyển một tệp tin lớn hơn 4GB và lưu trữ trên exFAT.
Nó cũng tương thích tốt với các phiên bản Windows và Mac OS X mới nên bạn có thể đọc ghi dễ dàng trên định dạng phân vùng exFAT. Nhưng trên Linux bạn cần phải nhờ sự hỗ trợ của phần mềm bên thứ ba.
Định dạng EXT
-EXT 2, 3, 4 là định dạng File System trên nền tảng Linux. EXT 2,3,4 là các phiên bản của nó. Nó cũng hỗ trợ một số nền tảng khác nhưng đây không phải lựa chọn tốt vì EXT chỉ tương thích tốt nhất với Linux. Nếu bạn chỉ sử dụng các thiết bị USB trên Linux thì nên chọn EXT.
Xem thêm: Chia phân vùng, định dạng ổ cứng mới mua.
Định dạng HFS
HFS + là định dạng File System trên nền tảng Mac OS. Tương tự như EXT, HFS cũng tương thích với Windows và Linux nhưng tương thích tốt nhất vẫn là trên Mac OS. Nếu bạn chỉ sử dụng USB trên các máy Mac thì mới chọn định dạng này.
Lời kết:
Với những thông tin trên, hi vọng sẽ giúp bạn hiểu về các loại định dang File System cho các thiết bị lưu trữ như USB, ổ cứng, thẻ nhớ,.. và lựa chọn một định dang phù hợp nhu cầu sử dụng.
Túm gọn lại: nếu USB của bạn muốn dùng cho nhiều thiết bị từ máy tính cho đến máy nghe nhac, máy chơi game, TV,.. thì nên định dạng FAT32 hoặc exFAT khi cần xử lý tệp hơn 4GB.
Nếu bạn muốn cài đặt Windows hay phần mềm Windows thì nên định dạng ổ cứng ở NTFS.
Còn nếu bạn chỉ sử dụng các thiết bị lưu trữ với máy tính Mac thì chọn HFS+, cho Linux thì EXT 2,3,4.
Tham khảo MakeTechEasier
Giờ mới biết mấy định dạng của linux
Ủng hộ blog bạn nhé 😉