Cách xóa/flush cache DNS trên Windows, Linux bằng lệnh

Bộ nhớ đệm (cache) DNS giúp bạn truy cập đến một website nhanh hơn nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân của những trường hợp bạn không thể tải trang hay trang không thể truy cập. Trong bài viết này, bạn sẽ biết được cách khắc phục các lỗi này bằng việc xóa/flush cache DNS trên Windows và Linux qua dòng lệnh.

DNS là gì ? Cache DNS là gì ?

DNS là viết tắt của Domain Name System, là một hệ thống phân giải tên miền trên internet. Về bản chất, mỗi tên miền trên internet  (ví du: www.google.com.vn) được liên kết với một địa chỉ IP duy nhất (ví dụ: 172.217.161.131). Nhờ có hệ thống DNS này mà khi bạn nhập vào trình duyệt địa chỉ tên miền bằng chữ, nó sẽ tìm địa chỉ IP tương ứng và duyệt trang web cho bạn.

Cũng nhờ vậy khi truy cập website bạn chỉ cần nhớ các tên miền có ý nghĩa mà không cần phải nhớ các con số địa chỉ IP vốn rất khó nhớ đó.

Khi một hệ thống DNS làm việc, nó sẽ lưu các dữ liệu đệm về các địa chỉ website và IP tương ứng với chúng. Các dữ liệu này có thể được gọi là cache DNS hạy bộ nhớ đệm DNS. Những cache DNS này giúp máy tính truy cập đến tên miền nhanh hơn vào lần truy cập sau.

Tìm hiểu thêm: File hosts là gì và cách chỉnh sửa

Cách xem cache DNS trên Windows

Trên hệ điều hành Windows, bạn có thể dễ dàng xem bộ nhớ DNS thông qua Command Prompt (CMD) hay PowerShell theo các bước sau:

1.Ở đây, mình sẽ dùng Windows PowerShell để xem cache, nên trước tiên mình sẽ mở PowerShell bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R sau đó gõ vào powershell để khởi động nó lên.

2.Tiếp theo bạn nhập vào dòng bên dưới và enter

ipconfig /displaydns

3. Bạn có thể sẽ thấy rất nhiều dữ liệu đệm DNS được lưu trữ trên máy của bạn sẽ hiện thị, như hình bên dưới là của mình. Dĩ nhiên, cache DNS của bạn có thể sẽ không giống mình vì chúng ta truy cập vào các website khác nhau mà.

Cách xóa/flush cache DNS trên Windows, Linux bằng lệnh

Xóa/Flush Cache DNS có tác dụng gì

Khi một hệ thống DNS làm việc trong một thời gian dài, nó sẽ lưu trữ khá nhiều dữ liệu đệm, điều này có thể khiến DNS làm việc chậm hoặc không hiệu quả.

Vì khi bạn truy cập một trang web, địa chỉ IP của nó sẽ được lưu trong bộ nhớ đệm trên hệ thống DNS của bạn, nếu trang web đó thay đổi IP thì khi bạn truy cập lại, DNS có thể sẽ tìm đến địa chỉ IP cũ, điều này có thể truy cập không chính xác, dẫn đến lỗi tải trang.

Cách xóa/flush cache DNS trên Windows, Linux bằng lệnh

Do đó, flush hay xóa cache DNS là một giải pháp cần thiết để khắc phục tình trạng trên. Việc này sẽ làm cho DNS cập nhật lại IP mới giúp bạn truy cập chính xác và hiệu quả hơn.

Bạn nên xem: Tìm hiểu Batch Scripts file cơ bản.

Hướng dẫn xóa/flush cache DNS trên Windows

Để xóa hay flush cache DNS trên Windows, bạn có thể dùng CMD hoặc PowerShell và dùng lệnh flush DNS. Đây là dòng lệnh hữu ích giúp bạn dễ dàng xóa sạch sẽ bộ nhớ đệm DNS trên Windows.

Hãy mở PowerShell (hoặc CMD) theo cách được trình bày phía trên và nhập vào lệnh sau:

ipconfig /flushdns

Một dòng thông báo xuất hiện báo hiệu rằng bạn đã flush sạch cache DNS trên máy tính của mình.

Cách xóa/flush cache DNS trên Windows, Linux bằng lệnh

Bạn có thể kiểm tra lại cache đã được xóa sạch chưa bằng cách dùng lại lệnh xem cache DNS phía trên

Flush cache DNS trên Linux

Nếu bạn đang sử dụng các bản phân phối Linux dựa trên Debian như Ubuntu, bạn có thể xóa bộ nhớ DNS bằng các lệnh sau:

sudo /etc/init.d/dns-clean restart

Đừng quên nhập mật khẩu admin của bạn và tiếp tục nhập lệnh:

sudo /etc/init.d/networking force-reload

Cách xóa/flush cache DNS trên Windows, Linux bằng lệnh

Gợi ý: Xem các lệnh cơ bản trên Linux.

Ngoài ra, nếu bạn có cài đặt và sử dụng một số dịch vụ cache DNS khác, bạn có thể tham khảo thêm một số lệnh sau:

Xóa cache DNS nscd

sudo /etc/init.d/nscd restart

Xóa cache DNS dnsmasg

sudo /etc/init.d/dnsmasg restart

Tùy vào distro Linux bạn đang sử dụng mà sẽ có nhiều cách khác nhau để flush hay xóa cache DNS khác nhau. Đây chỉ là một số lệnh phổ biến mà bạn có thể thử.

Lời kết:

Xóa/flush bộ nhớ đệm DNS là việc cần thiết để cải thiện hiệu suất DNS cũng như tốc độ truy cập Website. Tùy vào hệ điều hành của bạn mà sẽ có những cách ‘flush’ khác nhau. Trên đây là các cách xóa/flush cache DNS trên Windows và Linux (Ubuntu) phổ biến bạn nên tham khảo.

Bạn có thể sử dụng bất kỳ phương pháp nào mà bạn thấy hữu ích để xóa chúng. Ngoài ra, nếu bạn biết những cách nào khác để flush DNS trên các hệ điều hành khác thì có thể chia sẻ với mình để bổ sung vào  bài viết thêm phong phú bạn nhé.

Bonus: Cách nén và giải nén tệp trên Linux.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *